1.1 Định nghĩa :
Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu hay gặp nhất trong bệnh thiếu máu. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Đây là loại thiếu máu nhược sắc do sắt huyết thanh giảm.
1.2 Chuyển hóa sắt trong cơ thể
Sắt là thành phần quan trọng để cấu tạo nên Hb (heloglobin).
Trong cơ thể, số lượng sắt rất ít, chiếm khoảng 0,005% trọng lượng cơ thể. Ở trẻ sơ sinh có khoảng 250 mg sắt, ở người lớn có từ 3,5 – 4 gam sắt.
+ Trong cơ thể sắt được phân bố ở 2 khu vực: sắt hem và sắt không hem.
Sắt hem: là sắt kết hợp với một phần tử protopophytin. Sắt hem gồm sắt ở hemoglobin (65% – 75%), myoglobin (4%), một số enzim (như: xytochrom, perosidase, catalase).
Sắt không hem gồm sắt vận chuyển và sắt lưu trữ.
. Sắt vận chuyển là sắt kết hợp với một protein là glubulin (siderofilin hay transferin) (chiếm 0,1%).
. Sắt dự trữ chiếm (25% – 30%) như: hemosiderin, fetirin thường được dự trữ ở gan, lách, hệ liên võng.
+ Nguồn cung cấp sắt cho cơ thể là thức ăn.
+ Sắt được hấp thu ở dạ dày, ruột (tá tràng).
+ Nhu cầu hấp thu sắt tùy theo sự phát triển của cơ thể và tùy theo sự mất mát.
Trẻ từ 3 – 12 tháng: nhu cầu hấp thụ sắt là 0,7 mg/ngày.
Trẻ từ 1 – 2 tuổi: nhu cầu hấp thụ sắt là 1 mg/ngày.
Trẻ lớn: giai đoạn dậy thì nhu cầu hấp thu sắt là 1,8 – 2,4 mg/ngày.
+ Sắt được thải trừ rất ít theo các đường: phân, nước tiểu, mồ hôi, kinh nguyệt…
Theo phân: 0,1 mg/ngày.
Nước tiểu: 0,1 – 0,5 mg/ngày.
Mồ hôi: 1 mg/ngày.
Kinh nguyệt: 30 mg/đợt.
1.3. Nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt:
1.3.1. Do cung cấp thiếu:
+ Chế độ ăn thiếu sắt: như thiếu sữa mẹ, ăn bột nhiều kéo dài, thiếu thức ăn nguồn gốc động vật.
+ Trẻ đẻ non, thiếu cân, đẻ sinh đôi…
1.3.2. Do hấp thu sắt kém:
+ Giảm độ toan dạ dày.
+ Ỉa chảy kéo dài.
+ Nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
+ Dị dạng dạ dày, ruột.
1.3.3. Do mất máu:
Do chảy máu từ từ, mạn tính: như bị giun móc, loét dạ dày-tá tràng, polip ruột, chảy máu cam, chảy máu sinh dục…
1.3.4. Nhu cầu sắt cao:
Giai đoạn cơ thể lớn nhanh, trẻ đẻ non, tuổi dậy thì, tuổi hành kinh mà cung cấp sắt không tăng.
- Triệu chứng
2.1. Triệu chứng lâm sàng:
+ Diễn biến thường từ từ.
+ Da canh, niêm mạc nhợt.
+ Trẻ mệt mỏi, giảm hoạt động, kém ăn, chậm phát triển, có các triệu chứng của còi xương, hay bị rroois loạn tiêu hóa, hay bị các bệnh nhiễm khuẩn.
+ Gan và lách có thể không to hoặc to vừa.
+ Khi thiếu máu nặng có tiếng thổi tâm thu cơ năng.
2.2. Triệu chứng cận lâm sàng:
2.1.1. Thiếu máu do thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ:
+ Số lượng hồng cầu giảm, thường giảm ít.
+ Thể tích hồng cầu trung bình (TTHCTB) giảm < 80 femtolit (bình thường 80 – 100 fl).
+ Số lượng huyết cầu tố giảm nhiều (bình thường > 3 tuổi là 139,5 ± 14,3 g/lít).
+ Lượng huyết cầu tố trung bình hồng cầu (Hb TBHC) giảm 27 pg (bình thường 30,2 pg ở trẻ > 3 tuổi). (pg: picrogam).
+ Nồng độ huyết cầu tố trung bình hồng cầu (NĐHbHC) giảm < 30% (bình thường trẻ > 3 tuổi là 33,6 ± 2,3%).
Hb (g/100ml) × 100
30% = ———————— = Đẳng sắc
Hecmatocrit (% thể tích hồng cầu)
2.2.1 Sắt huyết thanh giảm < 50 µg/dl (bình thường 112 ± 11 µg/dl ):
+ Bão hòa sắt huyết thanh giảm (bình thường = 30%).
Sắt huyết thanh
————————– = 30%
Fe huyết thanh + Khả năng gắn sắt tiềm tàng
3 Chuẩn đoán:
Chuẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt cần phải dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm.
3.1. Lâm sàng:
+ Thiếu máu xảy ra ở trẻ > 6 tháng tuổi có tiền sử nuôi dưỡng không đúng phương pháp.
+ Bệnh siễn biến thường từ từ.
+ Da xanh, niêm mạc nhợt.
+ Trẻ mệt mỏi, giảm hoạt động, kém ăn, thường mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài, các bệnh nhiễm khuẩn, có triệu chứng còi xương…
3.2. Cận lâm sàng:
3.2.1. Huyết học:
+ Số lượng hồng cầu giảm vừa.
+ Thể tích trung bình hồng cầu (TTTBHC) giảm < 80 ft.
+ Số lượng huyết cầu tố trung bình hồng cầu Hb TBHC giảm < 27 pg (picrogam).
+ NĐHbHC giảm < 30%.
3.2.2. Sinh hóa:
+ Sắt huyết thanh giảm < 50 µg/dl.
+ Bão hòa sắt huyết thanh giảm.
- Điều trị:
4.1. Điều trị thiếu sắt:
+ Sử dụng các muối sắt dạng Fe++ dễ hấp thu, liều 4 – 6mg sắt/kg/ngày.
Sunfat sắt 20 mg/kg/ngày chia 2 lần uống giữa bữa ăn (100mg sunfat sắt có chứa 20mg sắt).
Gluconat sắt 40 mg/kg/ngày chia 2 lần (100mg gluconat sắt có chứa 11mg sắt) dùng từ 8 – 12 tuần.
+ Kết hợp vitamin C 0,2 × 3 viên/ngày để sắt dễ hấp thu hơn.
4.2. Điều trị nguyên nhân gây thiếu sắt:
+ Đảm bảo chế độ ăn đúng phương pháp.
+ Cho ăn thêm thức ăn có nhiều sắt như: rau xanh, trứng, thịt, đậu, nước quả…
+ Điều trị các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và các nguyên nhân khác.
- Phòng bệnh:
+ Khi có thai phải cho các bà mẹ ăn chế độ giàu chất sắt, nhất là vào các tháng cuối.
+ Giáo dục dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con, bảo đảm cho trẻ được bú sữa mẹ, bổ sung bướ quả từ tháng thứ 2-3 trở đi. Cho ăn đủ thức ăn động – thực vật.
+ Với trẻ đẻ non, sinh đôi, trẻ thiếu sữa mẹ nên dùng sữa và thức ăn bổ sung sắt.
+ Điều trị sớm các bệnh làm giảm hấp thu như: giun, sán, ỉa chảy, bệnh gây chảy máu mãn tính…
Ghi dõ nguồn bài viết khi sao chép : bio4stop.com
Hết.
“7 TRƯỜNG HỢP CÓ THỂ SỬ DỤNG NGAY BIO4STOP “
➡️ Sử dụng kháng sinh dài ngày
➡️ Bị ngộ độc thực phẩm do ăn uống phải thực phẩm bẩn, ôi thiu, nấm mốc, không dõ nguồn gốc.
➡️ Bị đi ngoài phân sống.
➡️ Hệ tiêu hóa kém hấp thu hay bị tiêu chảy ( Uống men vi sinh BIO4STOP để cải thiện chức năng tiêu hóa )
➡️ Bị táo bón do chế độ ăn uống thiếu chất xơ tự nhiên.
➡️ Bị tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn, Virus, nấm.
➡️ Bị đầy bụng, Chướng hơi.
🔊 Công dụng của men vi sinh Bio4STOP.
👉 Hỗ trợ giảm tiêu chảy
👉 Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột
👉 Hỗ trợ ổn định tiêu hóa
👉 Giúp Tăng khả năng hấp thu dưỡng chất
📲 Liên hệ mua hàng: https://goo.gl/nKRMFM
👸 Tư vấn sản phẩm: BS. Nguyễn Thu Thủy
Điện thoại:📞 093 6630 270 Hay ☎️ 04 3552 6568
❎ LƯU Ý : BIO4STOP CÓ THỂ SỬ DỤNG TRƯỚC HOẶC SAU BỮA ĂN – SẼ CÓ HIỆU LỰC SAU VÀI GIỜ SỬ DỤNG.
👉BIO4STOP là men vi sinh được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc. Phân phối độc quyền tại thị trường Việt Nam bởi công ty TNHH Trường Sơn.
-Nhà máy sản xuất: Cell Biotech Co., Ltd . Korea.
– Bio4STOP là thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.