- ĐỊNH NGHĨA
1.1.Tiêu chảy : là đi ngoài phân lỏng trên 3 lần một ngày
1.2. Đợt tiêu chảy : Là thời gian được xác định từ ngày đầu tiên bị tiêu chảy tới ngày mà sau đó 2 ngày phân bình thường. Nếu sau 2 ngày trẻ bị tiêu chảy trở lại, thời gian này được tính vào đợt tiêu chảy mới.
Ở các nước đang phát triển trẻ dưới 5 tuổi trung bình mắc tới từ 3-10 đợt/tiêu chảy /trẻ/năm; thời gian trung bình của mỗi đợt tiêu chảy : 5-7 ngày.
1.3. Tiêu chảy kéo dài :là một đợt tiêu chảy cấp kéo dài trên 14 ngày
Hàng năm có từ 3-20% những đợt tiêu chảy cấp ở trẻ em ở các nước đang phát triển trở thành tiêu chảy kéo dài. Số trẻ bi tiêu chảy kéo dài thường chiếm 1/2 tổng số ngày tiêu chảy của trẻ trong vùng và gây từ 30-50% tử vong trẻ em có liên quan đến tiêu chảy .
1.4. Cần phân biệt tiêu chảy kéo dài và tiêu chảy mạn tính hoặc hội chứng kém hấp thu.Trẻ bị tiêu chảy và các rối loạn hấp thu, rối loạn tiêu hóa kéo dài nhiều tháng do nguyên nhân bẩm sinh như thiếu các men bẩm sinh như thiếu các men disaccharidase tiên phát, bệnh xơ nang tụy (Mucoviscidose), hoặc mắc phải bệnh như bệnh Coeliac, bệnh Spru nhiệt đới.
- NGUYÊN NHÂN
2.1. Nguyên nhân thuận lợi
Còn gọi là yếu tố nguy cơ kéo dài những đợt tiêu chảy
2.1.1. Tuổi
đa số đợt tiêu chảy kéo dài xảy ra ở trẻ dưới 18 tháng, trẻ dưới 1 tuổi chỉ số mới mắc chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguy cơ một đợt tiêu chảy cấp trở thành một đợt tiêu chảy kéo dài giảm dần theo tuổi. Trre dưới 1 tuổi là 22%; 1- 2 tuổi là 10%; 2-3 tuổi là 7%.
2.1.2. Trẻ suy dinh dưỡng
Ở trẻ suy dinh dưỡng, thời gian trung bình một đợt tiêu chảy lâu hơn trẻ bình thường. chỉ số mớim mắc ở trẻ suy dinh dưỡng cao hơn rõ rệt so với trẻ bình thường.Ở Brazil người ta thấy chỉ số mắc tiêu chảy kéo dài ở trẻ chiều cao dưới 90%, cân nặng dưới 70% chuẩn gấp 2 lần trẻ bình thường.
2.1.3. Giảm miễn dịch
Thường quan sát thấy ở trẻ suy dinh dưỡng, đang hoặc sau mắc sởi (bị sởi có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài cao hơn trẻ bình thường từ 2 – 4 lần) hoặc các bệnh nhiễm virus khác hoặc ở các bệnh nhân bị các bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải. Tiêu chảy kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở các bệnh nhân này.
2.1.4. Tiền sử mắc tiêu chảy
Trẻ thường xuyên mắc nhiều đợt tiêu chảy cấp hoặc trong tiền sử bị mắc tiêu chảy kéo dài
2.1.5. Chế độ ăn
Ít gặp tiêu chảy kéo dài ở những trẻ được nuôi dưỡng tốt bằng sữa mẹ. Nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài tăng lên ở trẻ nuôi dưỡng bằng sưa động vật hoặc sữa công nghiệp. Phản ánh khả năng không dung nạp đường lactose, mẫn cảm với chất đạm sữa bò,đậu nành.Nhiễm khuẩn qua sữa ăn sữa động vật đóng vai trò quan trọng ở 30 – 40% đợt tiêu chảy kéo dài
2.1.6. Ảnh hưởng của điều trị tiêu chảy cấp
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp điều trị không thích hợp có thể kéo dài thời gian đợt tiêu chảy như:
– Sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định, kéo dài.
– Sử dụng các thuốc cầm ỉa làm giảm khả năng đào thải vi khuẩn.
– Hạn chế ăn uống, ăn kiêng kéo dài khi trẻ bị tiêu chảy cấp.
Việc điều trị thích hợp các đột tiêu chảy cấp như bồi phụ nước điện giải, tiếp tục dinh dưỡng , dùng kháng sinh đúng chỉ định có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy kéo dài .
2.2. Nguyên nhân sinh bệnh
Theo dõi kết quả cấy phân ở những đột tiêu chảy cấp kéo dài trên 14 ngày cho thấy: hầu hết các bệnh nguyên gây tiêu chảy cấp đêùi gặp ở các đợt tiêu chảy kéo dài . có thể chia nguyên nhân sinh bệnh làm hai nhóm chính:
2.2.1. Bệnh nguyên gặp tỷ lệ tương đương ở tiêu chảy cấp và tiêu chảy kéo dài
Các vi khuẩn gây tiêu chảy xâm nhập như Shigella, Sallmonella không gây thương hàn, E.coli sinh độc tố ruột ETEC, Campylobacter.
2.2.2. Bệnh nguyên gặp tỷ lệ trội ở tiêu chảy kéo dài
– E.coli gây bệnh đường ruột (EPEC)
– E.coli xâm nhập (ETEC)
– E,coli bám dính (EAEC)
Các loại vi khuẩn coli bám trên màng nhầy và thành các tế bào trên mô nuôi cấy, xâm nhập niêm mạc ruột non làm biến đổi tế bào hấp thụ niêm mạc ruột.
Vi khuẩn coli bám dính kết thành chuỗi, thành đam trên măt tế bào hấp thu và các hẽm tuyến gây tổn thương tế bào.
Crypsporidium là loại sinh trùng có vỏ thường gây tiêu chảy ở gia súc. Gặp trong tiêu chảy kéo dài ở trẻ suy dinh dưỡng nặng bị suy giảm miễn dịch và những bệnh nhân suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)
- PHÒNG BỆNH
Song song với công tác điều trị và chăm sóc tốt cho trẻ em bị tiêu chảy là công tác giáo dục sức khỏe, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh.
3.1. Nâng cao sức đề kháng cho trẻ
Nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn sam đúng theo ô vuông thức ăn.
Thực hiện tiêm phòng đầy đủ 7 bệnh thường gặp, tiêm đúng lịch.
Giữ ấm cho trẻ.
3.2. Vệ sinh an toàn thực phẩm
Sử dụng nguồn nước sạch.
Ăn chín uống sôi.
Thức ăn của trẻ phải tươi, đảm bảo vệ sinh, bảo quản chu đáo.
Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đổ bô, quét nhà …
Tất cả mọi người trong gia đình đều sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lí phân tốt.
Quản lí phân tốt, nước thải, rác …
GHI DÕ NGUỒN NGUỒN BÀI VIẾT KHI COPY: BIO4STOP.COM