


Thưa bác sỹ : em có nghe và tìm hiểu trên mạng thì thấy men vi sinh chứa thành phần Prolac-T có ưu điểm gì trong điều trị tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Con em bị đi ngoài phân sống có dùng được Men vi sinh co chua thanh phan Prolac -T không? cảm ơn bác sĩ.
TTƯT.ThS.BS. Lê Thị Hải :
Chúng ta được PGS Thúy phân biệt giữa men tiêu hóa và men vi sinh. Bản chất của men vi sinh là bổ sung vi khuẩn có lợi để cân bằng hệ vi sinh đường ruột và có tác dụng điều trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở trẻ. Mỗi loại men vi sinh có thành phần khác đi 1 chút, Prolac-T là vi khuẩn bất hoạt, bổ sung thêm vào, ngoài thành phần men vi sinh, đây là thành phần tương đối khác biệt so với các loại men vi sinh khác trên thị trường. Prolac T đã bất hoạt, khi vào cơ thể tiết ra một chất có thể tiêu diệt vi khuẩn. Nên nếu con bạn bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn dùng rất hiệu quả. Prolac T tiết ra chất vừa tiêu diệt vi khuẩn vừa có tác dụng làm dính kết các loại vi khuẩn cùng với axít béo trong thức ăn làm dính kết lại sau đó đào thải qua phân ra ngoài. Nên trong trường hợp con bạn bị tiêu chảy đặc biệt tiêu chảy do nhiễm khuẩn, tiêu chảy do virus dùng cái này tương đối hiệu quả để cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ…
Nói chung các loại men vi sinh dùng tương đối an toàn, không giống như men tiêu hóa enzym, nếu dùng kéo dài có thể gây ức chế các tuyến làm cơ thể phụ thuộc vào men rất nguy hiểm. Men vi sinh có thể dùng cho trẻ từ 6 tháng trở lên rất an toàn.
————————————————-
Trích nguồn nội dung: Truyền hình trực tuyến: Chăm bé khỏe mạnh khi đông về được tài trợ bởi nhãn hàng Men Vi Sinh Bio4STOP:
Links nguồn: https://suckhoedoisong.vn/truyen-hinh-truc-tuyen-cham-be-khoe-manh-khi-dong-ve-n138080.html
Hỏi: Thưa Ths.BS Lê Thị Hải, là một chuyên gia dinh dưỡng, trong các bệnh nhi tìm đến bà hẳn là phải có nhiều bệnh nhi gặp các vấn đề về tiêu hóa. Bà có thể cung cấp một con số thống kê nào về số trẻ mắc các rối loạn tiêu hóa không? Trẻ ở độ tuổi nào hay gặp các rối loạn tiêu hóa nhất thưa bà?
Trả lời: TTƯT.ThS.BS. Lê Thị Hải :
Đối với trẻ em, ngoài bệnh về đường hô hấp thì bệnh về đường tiêu hóa chiếm khá nhiều. Tại Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng của chúng tôi, các cháu đến khám thì có khoảng 50% trẻ vì có vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, đi ngoài phân sống…. Hàng năm tại Trung tâm dinh dưỡng của chúng tôi có nghiên cứu về đặc điểm bệnh tật, riêng rối loạn tiêu hóa chiếm 47 -50%, tức là cứ 2 cháu đến khám thì có 1 cháu gặp vấn đề tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp ở trẻ và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các cháu bị suy dinh dưỡng. Tại Bệnh viện Nhi, tôi cũng biết, các cháu đến khám thường là tiêu chảy cấp do virus, nhiễm khuẩn. Chúng tôi thường gặp tiêu chảy, táo bón gặp nhiều hơn. Tại viện Nhi, lứa tuổi dưới 12 tháng bị rối loạn tiêu hóa cũng chiếm hơn 50%. Còn từ 1-2 tuổi tỷ lệ này cũng đến 40%. Tình trạng rối loạn tiêu hóa rất phổ biến và thường gặp ở trẻ em.
Lứa tuổi hay gặp nhất là tuổi ăn dặm tức là 6 tháng tuổi trở lên. Ở tuổi này trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, cung cấp kháng thể, từ 6 tháng tuổi trở lên hệ miễn dịch thụ động từ mẹ truyền sang đã giảm dần, cộng thêm các yếu tố tác động từ môi trường, thức ăn cũng là yếu tố làm suy giảm miễn dịch. Miễn dịch chủ động (tiêm phòng) của trẻ mới bắt đầu hình thành, đến 3-4 tuổi miễn dịch mới hoàn thiện. Nên trẻ từ 6 tháng đến 3-4 tuổi các mẹ thường vất vả nhất, hay ốm đau. Từ 4-5 tuổi hệ miễn dịch đã hoàn thiện hơn, trẻ ít ốm hơn có thể chống đỡ bệnh tật. Tóm lại, từ 6 tháng đến 3-4 tuổi là khoảng trống miễn dịch, giao thoa giữa miễn dịch chủ động và thụ động là độ tuổi hay mắc bệnh nhất.
Nguồn nội dung: Truyền hình trực tuyến: Chăm bé khỏe mạnh khi đông vềđược tài trợ bởi nhãn hàng Men Vi Sinh Bio4STOP :
Links nguồn: https://suckhoedoisong.vn/truyen-hinh-truc-tuyen-cham-be-khoe-manh-khi-dong-ve-n138080.html
Con bị tiêu chảy nên làm gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều mẹ nhưng không hẳn ai cũng có câu trả lời chính xác để chấm dứt tình trạng bệnh mau lẹ. Để lâu dễ khiến bệnh diễn tiến nặng, cơ thể của con mất nước, ói mứa kèm theo cơn đau quặn vùng bụng. Chính vì thế, hãy tham khảo ngay các giải pháp dưới đây để kịp thời khắc phục cho con nhé.
Khi bị tiêu chảy, trẻ thường có biểu hiện phân lỏng, số lần đi vệ sinh gia tăng kèm theo nước. Chính vì thế, thời gian ngày, mẹ bổ sung càng nhiều nước cho con càng tốt, đặc biệt là sau mỗi lần đi cầu. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho con ti nhiều lần hoặc uống thêm sữa ngoài. Nhưng lưu ý, pha sữa loãng hơn bình thường để cơ thể của con dễ hấp thụ.
Đối với bé hai tuổi trở lên, mẹ cần cho con uống nước thường xuyên, cứ cách 20 phút mẹ cho con một cốc tầm 200 – 300 ml. Có thể chia nhỏ phần nước cho bé uống cả ngày.
Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung nước cho con bằng cách cho bé uống nước canh, nước gạo, súp,.. Tránh tuyệt đối các loại nước uống có đường như đồ uống có gas, nước táo,…
Bệnh cạnh lưu ý trên, đa số các mẹ khi hỏi bị tiêu chảy nên làm gì các chuyên gia đều khuyến cáo các mẹ xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý cho bé. Đặc biệt, mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm chất xơ cho con để cơ thể dễ tiêu hóa.
Ngoài ra, mẹ hạn chế cho con ăn nhiều đồ dầu mỡ vì chúng có thể khiến tình trạng tiêu chảy ngày càng nặng hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên chấm dứt tuyệt đối bởi chất béo là một trong những chất quan trọng giúp cơ thể có đủ năng lượng, chống lại mầm bệnh xung quanh.
Lưu ý thêm, mẹ cần vệ sinh chân tay sạch sẽ cho con trước và sau khi đi vệ sinh. Thức ăn phải nấu chín, nhừ, không được cho con ăn đồ tái sống, thức ăn nhanh trong thời gian này.
Các mẹ có thể kích thích con tập luyện bằng các bài tập thể dục đơn giản, hoặc bé từ 3 – 4 tuổi khuyến khích con tham gia các môn thể thao yêu thích để cơ thể tăng cường sức đề kháng, đồng thời kích thích nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa được ổn định.
Với trẻ sơ sinh, mẹ có thể vận động cho con bằng các bài tập massage vùng bụng thường xuyên nhé.
Đây là cách làm không thể thiếu khi các chuyên gia tư vấn con bị tiêu chảy nên làm gì? Vì thế các mẹ thực sự lưu ý và bổ sung ngay cho con nhé. Bởi men vi sinh là chế phẩm chứa vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Chúng có chức năng ức chế hại khuẩn và cân bằng hệ vi sinh, giúp đường tiêu hóa được ổn định.
Trên đây là một số phương pháp giúp mẹ chấm dứt nhanh chóng tình trạng tiêu chảy. Mẹ hãy áp dụng ngay cho con khi bé bị tiêu chảy nhé. Mẹ nên tham vấn ý kiến Bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về tình trạng của con.
Nguồn: bio4stop.com
———————————————————————–
👩🔬 Men vi sinh sinh Bio4STOP được sử dụng trong trường hợp nào ?
Số XNQC: 00637/2017/XNQC- 29624/2016/ATTP/XNCB
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Ngày Tết, chế độ ăn của trẻ thường bị đảo lộn. Những thay đổi này có thể dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa.
Trẻ nhỏ thường không được cho ăn đúng bữa trong những ngày Tết, lượng nước cung cấp cho bé không đầy đủ. Trẻ lớn ít bị kiểm soát chế độ ăn như ngày thường nên có thể ăn quá nhiều. Bánh kẹo, mứt và nước ngọt là những thực phẩm mà bé ưa thích và hay lạm dụng trong ngày Tết.
Một số thức ăn khác như bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng… chứa nhiều chất béo không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Lượng rau xanh trong ngày Tết so với ngày thường lại ít hơn nhiều.
✅ Triệu chứng thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất đa dạng, phụ thuộc vào lứa tuổi và nguyên nhân gây bệnh. Trẻ nhỏ có thể biểu hiện bằng quấy khóc, biếng ăn, nôn trớ, chướng bụng, tiêu chảy. Trẻ lớn có thể than đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói, táo bón hay tiêu chảy. Không có một triệu chứng nào là đặc trưng cho rối loạn tiêu hóa khi có sự kết hợp của nhiều triệu chứng.
👉 Đau bụng
👉 Chán ăn
👉 Đầy bụng
👉 Chướng bụng
👉 Ợ
👉 Buồn nôn và nôn ói
👉 Tiêu chảy
Cách chăm sóc và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ
Để tránh cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa trong dịp Tết, các bậc phụ huynh phải chú ý:
– Duy trì chế độ ăn của trẻ gần với ngày thường.
– Mua dự trữ rau xanh, các loại củ quả, trái cây.
– Thức ăn nên chế biến đơn giản, không quá cầu kỳ, không nên cho nhiều gia vị và phải phù hợp với khẩu vị của trẻ.
– Phải kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ để tránh lạm dụng các thực phẩm ngày Tết, đặc biệt là bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn nhiều chất béo. Nên tăng cường trong bữa ăn rau xanh, các loại thủy hải sản thay vì chỉ sử dụng thịt để chế biến.
– Thời tiết ngày Tết ở Nam bộ thường nắng nóng dễ làm trẻ mất nước. Vì vậy việc cho trẻ uống nước thường xuyên là hết sức cần thiết.
– Đối với trẻ còn đang bú mẹ phải duy trì tối đa nguồn sữa mẹ giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn với các bệnh tật.
👩🔬 Ngoài ra mẹ bổ sung Men vi sinh sinh Bio4STOP cho con hằng ngày để giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.
Chúc các mẹ có một cái tết AN KHANG THỊNH VƯỢNG